Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Văn Nghệ
Có một dòng sông
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt

Trong đời người khi lớn lên hầu như ai ai cũng có một dòng sông chảy theo trong tiềm thức, cho dù dòng sông lớn hay nhỏ. Với tôi có lẽ dòng sông Vĩnh Điện một nhánh của sông Thu Bồn đã cho tôi nhiều kỹ niệm mặn nồng trong ngày ấu thơ.
Rồi cũng dòng chảy của nhánh sông ấy, tôi lớn lên theo thời gian qua ngã rẻ sông Hàn, nơi đã cho tôi những nụ cười lai láng ở tuổi học trò. Để rồi ngày tôi ra đi mang theo hình bóng của dòng sông nhuộm đỏ phù sa, vơi đầy theo từng con nước. Mặc dù bến sông ấy ngày nay đã vắng bóng hình ảnh năm xưa. Nhưng từ cội nguồn đó đã đánh thức bao cảm xúc về quê hương, gợi nhớ hình ảnh xóm làng. Và có lẽ cũng nhờ ở âm hưởng của dòng sông Thu nên ở quê tôi đã sản sinh nhiều thi nhân. Trong cái mênh mông non nước và vỗ về của gió cùng với mặn ngọt, chua cay qua Bùi Giáng, Trầm Tử Thiêng, Vũ Đức Sao Biển, Tạ Ký v.v.. đã viết và hát về giòng sông Thu. Và tôi, sau 45 năm xa cách nhưng dòng sông quê đã gắn bó trong ký ức tôi mãi mãi. Nhưng bên cạnh sông Thu, chúng ta còn có một dòng sông thứ 2 để nhớ, qua bài thơ “Gửi Em Ở Cuối Sông Hồng” của nhà thơ Dương Soái. Bài thơ tình lãng mạng rất vô cùng, đánh dấu cuộc tình của người chiến binh trong thời chinh chiến. Tác giả đã viết lên vào ngày 20/2/1979 khi cuộc chiến chống lại quân Trung Cộng xâm lược tại biên giới phía Bắc nước ta sau 3 ngày. Bằng sự thổn thức của con tim ở tuổi lứa đôi, nhưng người chiến binh ấy đã đặt khát vọng tự do và tình yêu nước một cách cháy bỏng, qua hành động tòng quân nhập ngũ chống lại giặc Tàu xua quân vượt sang biên giới giết hại đồng bào ta vào ngày 17/2/1979.


Khởi đầu bài thơ tác giả Dương Soái đã nhập cuộc vào cuộc chiến bảo vệ tổ quốc qua lời giới thiệu với người tình của mình về vị trí đóng quân, nơi thượng nguồn của con sông Hồng bắt đầu chảy vào đất Việt. Chữ đất Việt theo lời nhà thơ Dương Soái: cho rằng đây có nghĩa là đất của ta, đất của chúng ta, như tuyên ngôn “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”. Theo mốc thời gian vào tháng Hai, đây là lúc nước ròng (nước xuống) nên có thể nhìn xuyên suốt được 2 bờ với nghĩa đen. Nhưng còn một nghĩa thứ hai, tác giả ngụ ý rằng ở dòng sông Hồng cho dù trên thượng nguồn nhưng sự xa cách về không gian cuộc tình chúng ta vẫn hiện hữu bên nhau:


“ Anh ở Lào Cai

Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt

Tháng Hai, mùa nầy con nước

Lắng phù sa in bóng đôi bờ…”




Hơn ai hết người chiến binh ở thượng nguồn sông Hồng biết rằng người yêu vì thương nhớ mình nên cứ chiều chiều về ra sông gánh nước mong thấy được hình ảnh người chiến binh qua dòng chảy của nước. Ngược lại đối tượng của người “ra sông gánh nước” cũng hoà nhịp cùng giác quan ấy nên đã cùng bạn bè lên chốt, rồi xuống sông Hồng cho “thoả nỗi em mong”. Ở đây tác giả nhấn mạnh sự nhớ nhung một cách mãnh liệt nhưng lại nhẹ nhàng qua 2 chữ “chiều chiều” và “ngày ngày”, nói lên tính liên tục qua năm ngóng, tháng chờ. Và ngược lại, đáp lại tình yêu nhung nhớ của “chiều chiều” người chiến binh kia lại “ngày ngày” xuống sông Hồng cho thoả nỗi mong em…


…Biết là em năm ngóng, tháng chờ

Cứ chiều chiều ra sông gánh nước

Nên ngày ngày cùng bạn bè lên chốt

Anh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong…


Ở nước ta vào mùa đông trên đất Bắc gió mùa thổi từ lục địa châu Á mang theo cái lạnh buốt da, thổi từng đợt, từng đợt … đôi khi vài tuần hoặc có lúc 3 hay 4 ngày liên tiếp, nhất là vùng biên giới phía Lào Cai luôn có gió mùa. Thế nhưng khi nghĩ đến người chiến binh ở đầu sông đối diện với những cơn gió mùa ập đến trên đỉnh đồi cao lộng gió, trong lúc ấy phải ở dưới chiến hào ghì súng chống giặc Trung cộng xâm lăng. Bằng lời thơ kín đáo tác giả ám chỉ thương ở đầu sông và chiến hào anh gặp rét… như một lời tỏ tình kín đáo nhưng vô cùng lãng mạn…



… Đài báo gió lùa, em thương ở đầu sông

Đỉnh đồi cao chiến hào anh gặp rét…



Mặc dầu 2 không gian khác nhau. Kẻ ở trên nguồn mãi tận Lào Cai và người ở hạ lưu sông Hồng, cho dù khoản cách không gian quá xa nhưng họ đã mượn dòng nước, cùng ánh trăng và hơi gió như chỉ có một không gian để cùng nhau tỏ tình và rung động, như người xưa có câu:



Sơn xuyên dị vực, phong nguyệt đồng thiên

(sông núi khác vực, nhưng trăng gió cùng trời)



Đáp lại tình yêu ấy, cho dù người chiến binh ghì tay súng dưới chiến hào nhưng vẫn nghĩ đến xóm làng và người mình yêu đang tay lấm chân bùn, miệt mài lao động.


Biết mùa màng đồng quê chưa cấy hết

Tay em ngập dưới bùn, lúa có thẳng hàng không?


Dù sao trong cuộc sống hằng ngày con người thường nhìn về quá khứ. Từ quá khứ sẽ tạo nên những hiện tượng chuyển dịch ở hiện tại và tương lai. Cuộc sống con người như dòng chảy của biến thiên. Dòng sông cũng thế, nó chảy xuyên qua xóm làng, bờ lau hay bãi cỏ bên cạnh những hàng cây rợp bóng in trên mặt nước phù sa. Con nước ấy như một chứng tích để gợi nhớ về một dòng sông. Vẫn biết rằng dòng sông ở giây phút đầu không phải là dòng sông ở phút sau, và dòng nước chảy ra nơi thượng nguồn sẽ không bao giờ lặp lại. Đời người cũng thế sẽ không thể chạy ngược khi thời gian đi tới. Nhưng những ước mơ ban đầu là điều không thể quên, nhất là sự đồng điệu của con tim luôn là nguồn cảm hứng khó quên. Ngay cả Thế Lữ cũng viết thành thơ “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy/ngàn năm chưa dễ mấy ai quên”.


Chính cái định luận nhìn về quá khứ nên nhà thơ Dương Soái diễn tả niềm ước mơ của người chiến binh đang chống giặc thù. Ở cái thuở dung dăng chính là khát vọng nóng bỏng chạy ngược về, là niềm vui trong cuộc đời mà Thiên Chúa đã cấu tạo và nuôi dưỡng con người từ khi sinh ra, lớn lên, mộng mơ và v..v.. Nhưng cuộc đời thường hay chia cách của những kẻ yêu nhau, âm thầm trong lặng lẽ giống như bài thơ Les Feuilles Mortes đã nói:”Et la vie sépare ceux qui s’aiment/Tout doucement, sans faire de bruit”.


Vâng! ước mơ về cái thuở dung dăng bây giờ chỉ là ảo tưởng thôi! Nhưng vì là ảo tưởng nên tác giả chỉ còn một cách duy nhất là tìm về quá khứ qua hình ảnh thả lá thuyền xuôi chuyên chở tình “anh” về dưới ấy, để gặp tình “em”. Thuyền xuôi như một gợi nhớ thời ấu thơ chúng ta thường dùng lá kết thuyền thả theo dòng nước chảy. Và hôm nay, hình ảnh chiếc thuyền bằng lá đã chuyên chở tình yêu trong tưởng tượng của người chiến binh gửi đến người tình ở hạ lưu sông Hồng với bao nỗi nhớ. Nỗi nhớ ấy không thể đo lường bằng đơn vị thước đo hay định lượng vì “nỗi nhớ chúng mình đủ ấm mọi mùa đông”:


Giá chúng mình còn cái thuở dung dăng

Anh thả lá thuyền xuôi về dưới ấy

Em ra sông chắc là em sẽ thấy

Chỉ nỗi nhớ chúng mình đủ ấm mọi mùa đông.



Thế nhưng mơ về cái tuổi dung dăng ấy không còn hiện thực, vì hôm nay giữa cơn bảo lửa của chiến tranh, tổ quốc gọi tên mình khi 6 tỉnh miền Bắc bị giặc Tàu xâm lăng, người thanh niên ấy đã đáp lời sông núi, lên tuyến đầu chống giặc bảo vệ biên cương. Vì biên cương đối với anh nói riêng và chúng ta chính là máu thịt con người Việt Nam. Con người Việt Nam thừa hưởng di sản Quang Trung, Lê Lợi, di sản của ngàn chiến công, như một phần lời bài ca Phạm Tuyên đã viết:



Đất nước của ngàn chiến công,

Vẫn sục sôi khí thế hào hùng

Những Chi Lăng, Bạch Đằng, Đống Đa...

Đang gọi tiếp thêm những bản hùng ca!



Việt Nam! Ôi nước Việt yêu thương!

Lịch sử đã trao cho người một sứ mạng thiêng liêng

Mang trên mình còn lắm vết thương.

Người vẫn hiên ngang ra chiến trường.



Riêng đối với Dương Soái tuổi thơ bây giờ đã qua, dân tộc chúng ta đang đối diện với kẻ thù không thể nào quên là giặc Tàu. Kẻ thù số 1, muôn đời truyền kiếp, không quên, tàn ác nhất trong lịch sử chiến tranh. Trẻ em, người già và đàn bà bị chúng sát hại tập thể không phân biệt tuổi tác, nhà cửa gia súc bị chúng đốt phá và cướp đi. Ý thức được trách nhiệm của mình trước giặc hung tàn nên người chiến binh đã tư thế sẵn sàng nạp đạn lên nòng:



Khi biên cương trong anh đã trở thành máu thịt

Đạn lên nòng anh giữ ngọn nguồn sông.



Thật khó có thể định nghĩa được một cách rõ ràng thế nào là giới hạn của tình yêu, cho dù ở lứa tuổi nào, có thể người chiến binh nói riêng hay tuổi trẻ nói chung, khi tình yêu trong thời kỳ trăng hoa chính là giai đoạn muốn được gần nhau hay bày tỏ nỗi nhớ thương của mình cùng đối tượng dưới nhiều dạng hình khác nhau, như trao đổi những bức thư tình diễn tả nỗi niềm nhớ thương. Thế nhưng, chua chát thay, đạn của quân Tàu cuồng điên bắn vào thị xã giết hại dân lành, vết thương đau xé nát thịt da. Và tiếng ma sát của xe tăng trên đường phố gây nên âm thanh như khuấy động mặt dòng sông yên ả. Ở từng hốc mắt thâm sâu hiện lên sự hung bạo của quân Tàu như loài mãnh thú trên đại ngàn xa ngút. Từ thẳm sâu nhà thơ Dương Soái đã mô tả sự thật một cách sống động không thể phủ định được qua hành động tàn ác, dã man một cách cuồng điên thiếu nhân tính.


Nỗi nhớ cho em chưa viết được đôi dòng

Đạn quân thù cuồng điên bắn vào thị xã

Xe tăng thù nghiến mặt sông yên ả

Nhịp cầu thù chặt đứt chờ mong


Trong lịch sử nước ta kể từ ngày dựng nước, quân Tàu đã xâm lăng tổng số 14 lần, đây là một chuỗi ngày dài lê thê qua từng giai đoạn, dân tộc chúng ta phải phấn đấu để sinh tồn và dành lại độc lập, tự chủ của nước nhà. Trong cái thăng trầm của lịch sử vô vàn sóng gió, biết bao hình ảnh đẹp tuyệt vời thể hiện đậm nét trên con người Vịệt Nam. Từ bắt đầu trải qua các thời kỳ Đinh, Lê, Lý, Trần. Từ Nguyễn Trãi, Trần Bình Trọng, Lý Thường Kiệt, Yết Kiêu, có lúc cương, lúc nhu, rồi Bình Ngô Đại Cáo đã trở thành bản tuyên ngôn độc lập giáng chí tử vào đầu quân Minh. Đây địa danh Chi Lăng, Chí Linh hay Vạn Kiếp là chứng tích hào hùng của dân tộc để lại, ghi nhớ ngàn đời. Rồi mặt trận Vị Xuyên 17/2/1979, máu của người Việt Nam đã thấm đỏ nơi dãi đất biên cương, giữ vững từng tấc đất, bờ đê, hốc núi. Nào Hoàng Sa, Trường Sa, Gạc Ma, ôi những anh hùng bất tử từ cơn bão lửa của giặc Tàu gây nên! đã trui rèn cho ta thêm nghị lực và ý chí tạo nên một sức mạnh “hờn căm”. Ở đó lòng yêu tổ quốc thôi thúc chúng ta quyết tâm chống trả giặc thù. Sức mạnh hờn căm là ngọn lửa thiêng xé vụn xe tăng, đốt cháy từng quân đoàn, máu giặc thành sông và xương giặc thành núi, chận đứng tham vọng xâm lăng của bè lũ Bắc Kinh.


Bão lửa này mang sức mạnh hờn căm

Phá cầu thù xé vụn xe tăng giặc

Giữa dòng sông ngàn xác thù ngã gục

Máu giặc loang ố cả một vùng


Không có bút mực nào có thể diễn tả được lòng yêu nước của những con người Việt Nam, qua hình ảnh người chiến binh Vị Xuyên rất mong được viết thư gửi về cho người tình. Nhưng kẻ thù Trung cộng quá tàn ác và khát máu nên anh phải ghì tay súng chống lại giặc thù. Bù lại những lời yêu thương không thể chép lại thành thơ, thay vào đó anh gửi về bằng những chiến công qua “sắc đỏ của dòng sông, em hiểu chiến công anh”.


Nhìn lại cuộc chiến Vị Xuyên, nhắc lại sự thật không có nghĩa là đào xới hận thù. Nhưng ít ra nói lên điều nầy để hình dung về quá khứ như một thái độ công bằng với lịch sử. Vì đó là lịch sử phải trả lại cho lịch sử. Hơn nữa nhắc nhở cho thế hệ sau nầy hiểu rằng trong 14 cuộc xâm lăng của Đại Hán không phải là tham vọng sau cùng của họ. Rồi đây thế hệ con em của chúng ta còn phải tiếp tục viết lại những “dòng sông ngàu lên sắc đỏ” như món quà chung tay vun tròn tổ quốc. Dĩ nhiên tuổi trẻ và con người Việt Nam có quyền ôm ấp những ước vọng hoà bình cùng tất cả các dân tộc khác trên thế giới. Nhưng nếu ước vọng ấy bị tước đoạt thì hình ảnh bài thơ Dương Soái sẽ được lặp lại với phạm trù “qua màu nước sông Hồng em hiểu chiến công anh”. Ấy là ký ức và hành trình đi tới của dân tộc chúng ta giống như sự không ngưng nghỉ trong dòng chảy của một dòng sông./.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Huế (12-04-2024)
    Xuất hiện tin đồn một sao nữ đình đám bị nhà chồng hắt hủi, chính chủ vội lên tiếng! (13-03-2024)
    Á hậu Việt Nam 1988 Nguyễn Thu Mai qua đời (20-02-2024)
    Chân lý của đối xứng và cái đẹp (27-01-2024)
    3 cuộc hôn nhân của tài tử điển trai vừa được phong tặng NSND (11-12-2023)
    Học hàm học vị 'khủng' của 2 nghệ sĩ trẻ nhất sắp được phong NSND (06-12-2023)
    Thanh Lam, Xuân Bắc, Quế Trân bất ngờ có mặt trong danh sách phong tặng Nghệ sĩ Nhân dân (05-12-2023)
    Phong cách kiến trúc Đông Dương là gì? (15-11-2023)
    11 năm tự 'mất tích' khỏi Vbiz, nam vương đầu tiên của Việt Nam giờ ở đâu và làm nghề gì? (06-11-2023)
    Tạm thời cho hai diễn viên Nhà hát đương đại Việt Nam nghỉ việc sau vụ đánh ghen trước khách sạn (01-11-2023)
    Vương miện Miss Grand International 2023 thuộc về thí sinh đến từ Peru (26-10-2023)
    Thanh Hằng lần đầu lên tiếng trước tin đồn yêu đồng giới (24-10-2023)
    'Thuyền' Thùy Tiên - Quang Linh chính thức chìm sau câu nói này của nàng hậu? (26-09-2023)
    Lần đầu tiên Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức liên hoan phim quốc tế (20-09-2023)
    'Biểu tượng thời trang' Jane Birkin qua đời (16-07-2023)
    Nhà hát Hồ Gươm là một thiết chế văn hóa, điểm đến lý tưởng để thưởng thức nghệ thuật (09-07-2023)
    Bảo Thy say đắm bên chồng đại gia, chia sẻ bí quyết để hạnh phúc (29-06-2023)
    Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng và Bùi Lan Hương yêu 'giấu' suốt 3 năm (20-06-2023)
    Hoa hậu Du lịch châu Á hài lòng với cuộc sống đơn giản (08-06-2023)
    NSƯT Kim Tử Long nói về hôn nhân viên mãn với bà xã Trinh Trinh (06-06-2023)

Các bài viết cũ:
    Góc bếp một cụ bà lộ ra bức tranh thời trung cổ giá 24 triệu euro (28-10-2019)
    Romeo Beckham tết tóc giống bố (24-10-2019)
    Cầu Sừng Vàng - thiết kế vượt thời gian của Leonardo da Vinci (21-10-2019)
    Trần Lực: Nghệ sĩ tài năng đâu cần 'vào viên chức' (18-09-2019)
    Nàng Isleworth Mona Lisa giống kinh ngạc với nàng Mona Lisa (07-09-2019)
    Phát hành 60.000 bản Mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh với diện mạo mới (10-08-2019)
    Vĩnh biệt 'đại lão thi - họa sĩ' Phan Vũ: Một đời mê mải tìm cái đẹp (19-07-2019)
    Bức họa Dorian Gray: ma quái, lãng mạn và đầy ám ảnh (09-04-2019)
    Ngắm Paris đen và trắng trong triển lãm của nhiếp ảnh gia Phạm Tuấn Ngọc (14-03-2019)
    Vì sao tranh mỹ thuật đắt thế? (21-11-2018)
    Tư nhân đầu tư cải lương: "Đánh bạc" với đam mê (14-11-2018)
    Đôi nét về sự khác biệt của tranh sơn mài và tranh sơn dầu (02-11-2018)
    Nghề chụp ảnh khỏa thân: Có sướng hay không? (17-10-2018)
    Về những biểu tượng trong mỹ thuật truyền thống Việt (16-10-2018)
    Vì sao phòng trưng bày nghệ thuật lại quan trọng với chúng ta? (09-10-2018)
    Đồi thông hai mộ (09-10-2018)
    Hy vọng mới của cải lương sau 100 năm (08-10-2018)
    Nijinsky, Nureyev và Baryshnikov: Cuộc hội ngộ của ba thiên tài (07-10-2018)
    Marc Chagall – danh họa của những ước mơ (04-10-2018)
    Ca dao – tâm hồn dân tộc Việt (29-09-2018)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152825338.